Vệ sinh tủ tài liệu nhanh chóng với 5 bước đơn giản

Vệ sinh tủ tài liệu là một trong những việc bạn cần phải làm thường xuyên. Việc này, vừa giúp tủ luôn sạch thoáng, mới mẻ vừa bảo vệ hồ sơ tài liệu không bị rách, cũ. Vậy chuẩn bị dụng cụ và làm vệ sinh tủ như thế nào ra sao, cách vệ sinh ra sao để đảm bảo sạch đẹp và nhanh nhất?

Chuẩn bị dụng cụ trước khi làm vệ sinh tủ tài liệu

Muốn quá trình vệ sinh tủ tài liệu thuận lợi và rút ngắn thời gian thì công đoạn chuẩn bị dụng cụ phải thật kỹ lưỡng. Chúng được xem là điều mà mỗi người cần quan tâm hiện nay để có được quá trình làm sạch tủ tài liệu nhanh và chuẩn nhất. Các dụng cụ cần thiết khi vệ sinh như sau:

  • Khăn lau, giấy lau chuyên dụng
  • Chất tẩy rửa chuyên dụng hàng chính hãng
  • Giấy ráp và sơn
  • Nước 

Tùy vào chất liệu của từng tủ mà chuẩn bị dụng cụ chính xác. Tuy nhiên, theo Nội thất TOZ những dụng cụ trên đã đủ để bạn vệ sinh chiếc tủ tài liệu dễ dàng nhất. 

Cách thực hiện vệ sinh tủ đựng hồ sơ

Để thu về chiếc tủ như mới thì cách thực hiện vệ sinh cần phải trải qua 5 bước cơ bản bên dưới đây: 

Bước thứ 1: Lau sạch bụi, bẩn nấm mốc trên bề mặt

Nấm mốc và bụi bẩn khi để lâu ngày sẽ gây ra các ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang hơn hết khi nấm mốc phát triển sẽ sinh ra vi khuẩn gây hại cho cơ thể. 

Lựa chọn đơn vị phải đa dạng về mẫu mã
Tủ hồ sơ giám đốc dáng thấp

Đối với các vật dụng hồ sơ, giấy tờ, bao bì bì cũng sẽ bị nấm mốc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài liệu. Vì thế, khi thấy các hiện tượng này hạn hãy di dời tủ đến vị trí mới, nơi có ánh sáng và khô thoáng để dễ dàng lau chùi.  Lấy toàn bộ tài liệu ra khỏi tủ, tiến hành lau chùi bụi bẩn nấm mốc và khôi  phục hồ sơ bị hư hỏng.

Trong quá trình này người làm vệ sinh phải đeo găng tay, khẩu trang và kính để bảo vệ chính mình. Đồng thời, việc này sẽ đảm bảo cơ thể không bị trầy xước khi di chuyển tủ. 

Bước thứ 2: Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng

Sau khi lau sạch vết bẩn của tủ hồ sơ, bạn tiếp tục sử dụng dịch vệ sinh chuyên dụng để tẩy rửa kỹ hương. Một số dung dịch được dùng cho quá trình vệ sinh tủ tài liệu gồm chất tẩy rửa, chất khử trùng…. 

Bước này có tác dụng làm sạch hết các loại vi khuẩn, nấm mốc còn lại trong tủ. Đặc biệt, chất tẩy rửa cũng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong một thời gian dài nên bạn hãy làm bước 2 thật tốt. 

Bước thứ 3: Dùng giấy ráp để vệ sinh tủ 

Bước 2 đã thực hiện như các loại nấm mốc cứng đầu vẫn chưa sạch thì bạn sử dụng giấy ráp để tiếp tục vệ sinh tủ. Loại giấy này mang đến tác dụng loại bỏ nấm mốc cực nhanh. Tuy nhiên, hạn chế của chúng chính là làm bong tróc luôn làm sơn tủ sắt hoặc làm trầy xước bề mặt của tủ gỗ. Vì vậy, Nội thất TOZ khuyên bạn hãy cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng giấy này. 

Bước thứ 4: Sơn phủ lại lớp bề mặt

Để quá trình vệ sinh tủ được hoàn thiện nhanh nhất, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ vị trí của tủ. Nếu tủ đã sạch hoàn toàn thì bạn tiến hành sơn phủ bề mặt cho tủ tài liệu. 

Tủ hồ sơ cho giám đốc cao cấp
Tủ hồ sơ cho giám đốc cao cấp

Lớp sơn này có khả năng kháng ẩm nên khi phủ chúng lên chắc chắn sẽ không bị nấm mốc nữa. Khi sơn, người thực hiện phải trộn sơn đều tay, để lớp sơn mịn màng nhằm đạt độ bao phủ đồng đều cho tủ. Vậy nên, ở bước 4 bạn hãy nhờ đến thợ sơn chuyên nghiệp để đảm nhiệm bước này nhằm tạo lớp sơn bề mặt tủ tốt nhất. 

Bước thứ 5: Lau khô

Đợi sơn khô, bạn dùng khăn sạch lau sạch toàn bộ tủ, đặc biệt những hóc tủ cần được đảm bảo không bị ẩm. Bạn lưu ý, sau khi lau sạch phải kiểm tra xem trong tủ còn mùi hóa chất hay không, nếu hết mùi bạn cho tủ về vị trí cũ và sử dụng lại. Trường hợp, bên trong tủ vẫn tồn nhiều mùi của hóa chất, bạn mở hết cách tủ ra và để cho mùi bay đi sau đó cho hồ sơ vào là được. 

Bạn thực hiện xong quá trình vệ sinh tủ tài liệu qua 5 bước đơn giản trên đã có ngay chiếc tủ sạch, mới cho hồ sơ. Hy vọng những thông tin mà Nội thất TOZ cung cấp thực sự hữu ích cho bạn để văn phòng làm việc trở nên hoàn hảo hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *