Bài cúng, văn khấn Nhập Trạch cho văn phòng mới chi tiết chuẩn nhất

Bạn đang chuẩn bị lễ cúng để nhập trạch cho công ty, văn phòng, shop, các quán ăn, cafe….?  Hãy tham khảo bài viết mà nội thất TOZ chia sẻ dưới đây nhé!

Khai trương là một bức quan trọng giúp cửa hàng thành công trong việc kinh doanh sau này. Vì vậy, chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp…. thường rất chú trọng việc khai trương. Đọc bài viết này sẽ giúp bạn biết làm thế nào có thể cúng khai trương đơn giản, thành tâm và hiệu quả nhất nhé.

Bài cúng, văn khấn Nhập Trạch Khai Trương cho văn phòng mới chi tiết chuẩn nhất

Ý Nghĩa của việc cúng nhập trạch văn phòng mới

Theo ông bà ta thường nói “Đất có thổ công, sông có hà bá”, mỗi vùng đất đều có các vị Thần cai quản, cùng với các vong linh, tiền chủ trú ngụ. Cúng khai trương cửa hàng mới sẽ là việc làm đầu tiên nhằm thông báo, trình diện với các vị Thần của mảnh đất đó, cũng như cầu mong Thần linh, linh hồn phù hộ, gặp nhiều may mắn, làm ăn hanh thông.

Lễ cúng khai trương, nhập trạch phòng làm việc mới là một nghi lễ truyền thống có sự ý nghĩa lớn đối với nhiều người, đặc biệt là trong văn hóa kinh doanh và nghệ thuật quản lý. Đây không chỉ là một sự kiện tinh thần để tôn vinh sự phát triển và thành công của tổ chức mà còn mang lại nhiều lợi ích tâm linh và tinh thần cho cả đội ngũ nhân viên.

Trước hết, lễ cúng chuyển phòng làm việc mới tạo ra một bầu không khí tích cực, khơi nguồn động viên và năng lượng mới cho tất cả mọi người trong tổ chức. Nó giúp tạo ra sự kết nối giữa quá khứ và tương lai, làm cho nhân viên cảm thấy họ là một phần quan trọng của hành trình chung.

Ngoài ra, lễ cúng cũng có thể là dịp để đánh giá lại những thành tựu đã đạt được và đồng thời đặt ra những mục tiêu mới cho giai đoạn tiếp theo. Sự kiện này thường đi kèm với việc trình bày những kế hoạch và chiến lược tương lai của tổ chức, giúp mọi người hiểu rõ hơn về hướng đi của công ty.

Ngày nhập trạch cho văn phòng mới là gì?

ngay dep nhap trach
Ngày giờ đẹp nhập trạch cho văn phòng mới

Theo bạn ngày nhập trạch là ngày gì? Ngày này không đơn giản chỉ là dọn đồ, vật dụng, nội thất vào nhà mới mà còn phải có nghi lễ cúng kiếng cho phù hợp. Do đó, trước khi khuân chuyển đồ đạc, bạn cần thực hiện nghi lễ cúng bái báo với thần cai quản nơi ở biết là bạn dọn vào. Bên cạnh đó, việc cúng cũng nhằm nhờ thần linh phù hộ và ngăn cản tà ma quấy phá.

Nhập trạch theo phong tục tín ngưỡng của người xưa được hiểu là ngày dọn về nhà mới, đất mới. Thông báo cho thần linh thổ địa đang cai quản vùng đất mới mà gia chủ sẽ chuyển đến, giống như việc khai tên, đăng ký hộ khẩu với thần kinh tại mảnh đất mới

Việc xem ngày nhập trạch là lựa chọn ngày giờ tốt để chuyển đến nhà mới, vùng đất mới. Đồng thời chuẩn bị đồ thờ cúng, sính lễ để dâng lên các vị thần linh, thổ địa, mong các ngày đón nhận gia đình, phù hộ cho gia chủ được an cư lập nghiệp, gặp nhiều may mắn, thuận lợi, hỷ sự, tài lộc và hạnh phúc.

Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch là bạn phải chọn được ngày tốt. Không được tùy tiện, rảnh rỗi giờ nào, ngày nào là dọn ngày đó. Hiện nay, nhiều người vì bận rộn nên không chú trọng điều này. Nhưng nếu đã chú ý đến bạn tuyệt đối phải xem ngày tốt chuyển nhà. Theo phong thủy, chọn được ngày đẹp là đã xem như bạn đang theo thiên thời, địa lợi. Nhờ vậy, khi vào nhà mới gia đạo sẽ ấm êm, hài hòa, công việc làm ăn thuận lợi, may mắn, suôn sẻ.

Đầu xuôi đuôi lọt. Khởi đầu thuận lợi tạo cảm giác thoải mái cho cả gia chủ và người trong nhà. Vậy nên, bạn không được bỏ qua yếu tố ngày nhập trạch tốt.

Cách xem ngày nhập trạch đẹp cho văn phòng mới

Xem ngày nhập trạch theo tuổi như thế nào?

Xem ngày tốt chuyển nhà theo tuổi là yếu tố cơ bản, dễ chọn và thực hiện bởi nhiều người. Mỗi người sẽ có tuổi mệnh khác nhau. Nắm rõ được bản mệnh của mình thì mới có thể chọn được đúng ngày nhập trạch.

Trong nhà có thể có nhiều người ở, nhưng xem tuổi nhập trạch chỉ cần xem của gia chủ là đủ. Trường hợp gia chủ không có tuổi tốt thì có thể thay bằng tuổi của vợ/chồng hoặc con của họ. Cách này gọi là mượn tuổi nhập trạch. Tất nhiên, người này cũng cần phải là người sẽ đứng ra cúng bái lễ vật trước khi vào nhà.

Nhập trạch theo ngày hoàng đạo

Theo phong thủy, mỗi tháng có ngày và giờ hoàng đạo khác nhau. Để vào nhà, bạn cần chọn được ngày hoàng đạo để cúng và dọn vào. Chọn được giờ và ngày hoàng đạo mà còn thuận lợi cho bạn tự dưng sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

Để biết được ngày nào là ngày hoàng đạo thì bạn có thể dựa theo thông tin trên các cuốn lịch có sẵn. Hoặc kỹ hơn thì có thể liên hệ với thầy phong thủy để nhờ xem ngày giờ nhập trạch.

Căn cứ vào thuyết âm dương ngũ hành để vào nhà

Ngũ hành gồm có: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi người trong chúng ta sẽ có một mệnh tương ứng ngũ hành. Do đó, khi chọn ngày nhập trạch bạn cần căn cứ vào mệnh của mình và xem ngày mình dọn nhà thuộc mệnh gì, tương sinh hay tương khắc. Chúng ta chỉ chọn tương sinh mới mang lại điều tốt và may mắn. Nếu xung khắc thì sau này gia đình sẽ lục đục, làm ăn thất bại liên miên.

Căn cứ vào hướng nhà để chọn ngày nhập trạch cho văn phòng

Khi mới bắt đầu làm nhà, việc chọn hướng nhà cũng rất quan trọng. Thường nhà quay mặt về hướng nào bạn cần phải được tư vấn bởi các thầy phong thủy có kinh nghiệm. Thế nên, lúc dọn vào nhà bạn có thể căn cứ vào yếu tố này để chọn ngày tốt nhập trạch.

Hướng nhà có gắn liền với vận mệnh của gia chủ và người trong nhà. Nên bạn có thể tham khảo thông tin sau để chọn tương sinh thay vì tương khắc:

  • Nếu nhà bạn quay về hướng đông thì xem ngày giờ nhập trạch cần tránh các ngày Tỵ, Dậu, Sửu.
  • Nhà quay về hướng tây thì ngày nhập trạch tốt không phải là các ngày Mùi, Hợi, Mão.
  • Hướng nhà quay về nam thì bạn không được nhập trạch các ngày Tý, Thân, Thìn.
  • Nhà quay về hướng Bắc thì không nhập trạch ngày Dần, Ngọ, Tuất.

Xem ngày đẹp nhập trạch, tránh ngày xấu

Nếu bạn đã quyết định nhập trạch lấy ngày thì phải chọn cho chính xác. Chúng ta có một số nguyên tắc tránh các ngày xấu để nhập trạch sau ( tính theo âm lịch) sau đây:

  • Ngày Nguyệt kỵ: 5, 14 và 23
  • Ngày Tam Nương: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27;
  • Mùng 1 và 15 ( rằm ) hàng tháng

Những ngày trên là ngày xấu. Nếu dọn nhà, cần tránh những ngày này (tính theo âm lịch).

Chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch cho văn phòng mới

Sau khi thân chủ chọn được ngày đẹp, giờ đẹp cho nhập trạch thì cần phải chuẩn bị lễ vật cúng, và bài cúng như sau:

Lễ vật cần chuẩn bị cho cúng nhập trạch

Dưới đây là mâm cúng chuẩn theo phong thủy nhất:

+ Chuẩn bị hoa tươi: Có thể sử dụng các loại hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng,.. Nên mua vào sáng sớm để hoa được tươi đẹp, nhìn được trang trọng. Và nên mua hoa cắm vào bình sao cho nhìn sum suê đầy bình. Lựa chọn các số lượng lẻ 1-3-5-7-9….

+ Mâm ngũ quả: Có thể mua các loại quả: chuối, camp, bưởi, đào, hồng, lê…

+ Hương, nhang

+ Nến, đèn: 2 bên

+ Gà luộc: 1 con

+ Xôi: 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa xôi 3 hoặc 5 màu

+ Ba miếng trầu

+ Muối gạo: 1 đĩa

+ Muối – gạo – rượu: mỗi thứ 1 lọ

+ Rượu – nước – trà: Mỗi loại 1 lọ

+ Bộ vàng mã: quần áo, giày, 6 con ngựa. Mũ áo quan, tiền giấy, vàng lá mỗi thứ 5 sấp.

Đặt các vật dụng, đồ lễ cúng theo hướng Nam – Tây – giữa nhà – Bắc – Đông

Tẩy uế ban thờ trước khi làm lễ cúng nhập trạch

+ Tẩy uế bàn thờ bằng nước gừng

Theo phong thủy, nước gừng có tác dụng xua đuổi tà khí, mang lại vận may, tài lộc cho gia chủ. Vì thế, từ xa xưa ông cha ta đã dùng nước gừng để lau dọn bàn thờ nói chung và bàn thờ Thần Tài nói riêng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch 1 đến 2 củ gừng, sau đó đập dập và đun sôi trong nước trong khoảng 5 phút. Đợi khi nước gừng nguội là có thể sử dụng để lau bàn thờ.

+ Tẩy uế bàn thờ bằng gói bao sái ( có thể mua ở các cửa hàng bán đồ vàng mã)

Gói bao sái gồm các nguyên liệu có tính nóng như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn và gỗ vang vô cùng quý hiếm. Do đó theo phong thủy thì đây là loại nước tốt nhất dùng để bao sái bàn thờ.

Theo ý nghĩa tâm linh, đây là những loại thảo mộc có khả năng loại bỏ tà khí, xua đuổi điều không may mắn. Bạn chỉ cần đem nguyên liệu đun với khoảng 1,5 lít nước trong khoảng 3-5 phút. Sau đó chắt lấy nước và để nguội. Như vậy là có thể sử dụng được.

2. Cách tẩy uế bàn thờ, ban thần tài

Đầu tiên, khi muốn dọn dẹp tẩy uế, gia chủ phải thắp nhang xin phép Thần Tài – Thổ Địa để được phép lau dọn, khấn xin các vị dời sang một bên để tránh bị mạo phạm trong lúc tẩy uế.

Ngoài ra, bàn thờ là khu vực trang nghiêm, là ngôi nhà cư ngụ của thần linh, vì vậy bạn nên hạn chế đụng chạm và dịch chuyển tối đa.

Các dụng cụ chần chuẩn bị:

+ Chậu, thau sạch đựng nước

+ Khăn sạch

+ Nước bao sái

Các bước tẩy uế bàn thờ Thần Tài:

+ Bước 1: Tắm cho Thần Tài – Ông Địa: Đưa tượng Thần Tài – Thổ Địa đến vị trí sạch sẽ, sau đó dùng chậu, nước, khăn đã chuẩn bị trước, tắm lau sạch sẽ cho tượng. Tiếp theo đem đến chỗ sạch, phơi khô ở nơi có ánh sáng tự nhiên.

+ Bước 2: Lau dọn vật dụng thờ cúng: dọn rửa lần lượt các đồ thờ trên bàn thờ như ly nước, bình hoa, đĩa trái cây….Đối với bát nhang không tùy tiện dịch chuyển, khi lau nên dùng một tay giữ bát hương để cố định và tránh bị dịch chuyển, ngã vỡ.

+ Bước 3: Đợi tượng và đồ cúng khô ráo, sạch sẽ thì đặt lại vị trí cũ trên bàn thờ. Sau đó thắp hương, dâng nước mời các thần trở về nhà tiếp tục phù hộ, độ trì cho gia đạo bình an, may mắn.

Nhìn chung thì thủ tục tẩy uế cũng không quá phức tạp, nên gia chủ hãy cố gắng thường xuyên tẩy uế cho bàn thờ để không gian thờ cúng luôn sạch sẽ và trang nghiêm.

Bài văn khấn, bài cúng nhập trạch phòng làm việc mới đầy đủ và chi tiết

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con xin kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần;

Các Ngài Ngũ Phương – Ngũ Thổ – Long Mạch – Tài Thần – Định Phúc Táo Quân – Chư vị tôn thần;

Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Thần Linh đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay là ngày …tháng…năm … , nhằm ngày … tháng … năm … Âm lịch

Con tên là:……….., sinh năm….. (theo tên năm Âm lịch – Canh Tuất, Nhâm Thìn, Canh Ngọ,…)

Ngụ tại: (nơi ở người khấn)

Hiện đang giữ chức vụ: (người đọc văn khấn)

Công tác tại: (Tên văn phòng/cơ quan + địa chỉ)

Nay con chọn được ngày lành, tháng tốt. Thành tâm sắm sửa đầy đủ lễ nghi, bày biện hương hoa cùng lễ vật, thành tâm cúng dâng trước án. Trình rằng con vừa thuê được (hoặc “xây cất được”) một văn phòng tại nơi này là …(địa chỉ văn phòng mới). Ngày hôm nay, tín chủ con cùng toàn thể nhân viên xin được vào văn phòng mới và khai trương công việc, phục vụ nhân sinh, cúi mong bề trên soi xét.

Con xin thành tâm kính mời các vị: Quan Đương niên – Quan Đương cảnh – Quan Thần Linh Thổ Địa – Định phúc Táo quân – các ngài Địa chúa long mạch Tôn thần cùng với mọi vị Thần Linh cai quản chốn này linh thiêng quy tụ nơi đây, giáng hiện trước hương án con bày biện để thụ hưởng lễ vật và chứng giám cho lòng thành của chúng con. Cầu xin cho chúng con công việc hanh thông, hưởng những gì tốt đẹp, làm ăn thuận lợi, hướng sáng, xa tối, khang thái, an ninh và bình an.

Con cũng xin mời các vị Tiền chủ Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc tại khu vực này tới đây cùng thụ hưởng các lễ vật, chứng kiến lòng thành, phù hộ độ trì cho chúng con để tài lộc mang về, thuận trên yên dưới, điều lành mang đến điều dữ mang đi, làm ăn phát đạt, nhân khang vật thịnh.

Chúng con trước án xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chư vị thần linh phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần).

Trên đây là bài viết của TOZ – số 1 về nội thất văn phòng về lễ cúng cho nhập trạch văn phòng mới, gợi ý những thứ cần chuẩn bị và cách thức triển khai chuẩn chỉnh. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nghi lễ cúng khai trương cũng như chuẩn bị thật đầy đủ để có một buổi lễ khai trương trọn vẹn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *